image banner
Năm 2023 đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số
Lễ Hội truyền thống đền chùa thái, kỷ niệm 30 năm Bộ văn hóa xếp hạng Di Tích lịch sử văn hóa và đón Bằng công nhận Di sản Việt Nam (cây Thị)
Lượt xem: 36

Sáng ngày 22/ 9/2024 (tức ngày 20/ 8 âm lịch), Ban tổ chức Lễ hội đã tổ chức Lễ Hội truyền thống Đền Chùa Thái 20-8AL, kỷ niệm 30 năm Bộ văn hóa xếp hạng Di Tích lịch sử văn hóa và đón Bằng công nhận Di sản Việt Nam (cây Thị). 

 Đền chùa Thái được xây dựng cách đây trên 700 năm để thờ người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tảng con thứ 3 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Sau khi được phong Tiết Độ Sứ giao trấn giữ vùng Đông Bắc của Tổ Quốc. Năm Trùng Hưng thứ 4 (1228) quân Mông Nguyên lại kéo sang xâm lược nước ta, để thuận tiện cho việc vận chuyển quân lương, chỉ một đêm ông đã phát động Nhân dân và quân sĩ  đào thành con sông cho tàu thuyền về Vạn Kiếp hội quân để đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên ở thế kỷ thứ 13 và con sông đã được đặt tên là con sông Hóa nằm bao quanh xã Trấn Dương, đồng thời cho nhân dân qoai đê lấn biển lập lên làng mạc. Ông qua đời ngày 16/8/1313, thọ 61 tuổi lại linh ứng được Vua Trần truyền cho lập Miếu Đền và phong “Thượng Đẳng Thần” hàng năm cúng tế vào bậc Nhà nước. Nhân dân trong vùng ngưỡng mộ tôn thần hàng năm tế lễ. 

Đến đời Nhà Mạc thế kỷ 16, sau khi Mạc Mậu Hợp được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa thoát qua cửa Thái Bình ra biển về Kinh đô giữ yên ngôi vị, để tạ ơn thần dân nơi đây đã cứu giúp, Mạc Mậu Hợp đã nhờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cắm đất, dựng chùa và đặt tên ngôi chùa là “Thái Bình” và Trạng Trình đã viết về địa lý ngôi chùa: “Bến Hàn tai Hổ, Bến cổ tai Ngai, Ba Ra ấp lại, Voi Đồng trầu sang”

          Đến ngày 20 tháng 7 năm 1924 Vua Khải Định ra chiếu ban ân khắp đất nước, phong sắc lệnh: “TRÁC VĨ RỰC BẢO TRUNG HƯNG THƯỢNG ĐẲNG THẦN” Chuẩn y cho Dương Am xã tiếp tục phụng thờ, thần sẽ giúp đỡ giữ gìn dân ta.

          Đến ngày 12/12/1994 Bộ văn hóa Thông tin Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa tại quyết định số: 3.211/QĐ-BVHTT

          Trải qua thời gian năm tháng của lịch sử, ngôi chùa là nơi hoạt động bí mật của bộ đội, du kích trong kháng chiến chống Pháp, nơi xẩy ra cuộc chiến một mất, một còn giữa du kích địa phương với cuộc càn quét của quân Pháp từ Tiên Lãng tràn sang và cũng chính nơi linh thiêng này, là nơi tập kết của bộ đội chủ lực để triển khai cuộc chiến đấu đánh sân bay Cát Bi rực lửa, góp phần giải phòng Hải Phòng ngày 13/5/1955. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Ngôi đền chùa là nơi đón tiếp, tập kết của bộ đội tiên lửa phòng thủ cửa biển chặn đánh máy bay giặc Mỹ từ biển vào bắn phá Hải Phòng và miền Bắc nước ta. Những năm tháng xây dựng XHCN ngôi Đền chùa lại được làm trụ sở chính của bộ phim tài liệu “Người về đồng cói” năm 1973 của đạo diễn Bạch Diệp. Ngoài các Nghi lễ dâng hương truyền thống của các làng, các dòng họ trong xã, các tổ chức Chính trị xã hội còn có các chương trinh  giao lưu văn nghệ của 9 làng trong xã và các xã bạn, văn nghệ chào mừng, Hội vật dân tộc… 

 Một số hình ảnh Lễ Hội tại Di tích lịch sử văn hóa Đền chùa thái 

                                     (Chương trịnh văn nghệ chào mừng tại Lễ Hội )

                     (Hội vật Nam nữ tại Lễ Hội Đền Chùa Thái 2024, hai giải nhất Nam và nhất nữ )

( Các đô vật ở Thái Thụy Thái Bình và các xã trong huyện tham gia tại lễ hội. Trọng tài Đoàn Thị Thúy ở sở thể dục Thể Thao Hải Phòng và huấn luyện Phạm Công Khải trung tâm VHTT huyện Vĩnh Bảo cùng tham gia và điều hành hội vật)

 

( Cây di sản Việt Nam, Cây Thị cửa chùa Thái Bình)

btvxatranduong
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Tin mới